Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Tại sao nên khoán trọn gói cho nhà thầu?

Bà Lan Phương, chủ một căn nhà ba tầng lầu xây từ hai năm trước trên đường Phổ Quang, Phú Nhuận kể: “Nói đến xây nhà tôi còn rùng mình. Tôi thuê kiến trúc sư thiết kế, theo bản vẽ đó tôi thuê thầu xây nhà và tự mua sắm vật tư. Thực ra ban đầu tôi có gọi khoán.
Người ta đưa ra giá khoán gọn là 950 triệu đồng, thời giá hồi đó. Tôi đi hỏi người quen và chẳng biết lúc tính như thế nào mà thấy rẻ hơn được đến 30 triệu. Thế là tôi không khoán nữa mà tự mình đi lo vật tư. Cuối cùng thì phát sinh nhiều hơn số tiền mà mình tính sẽ tiết kiệm được”.
Nhưng thiệt hại nhiều nhất là thiệt hại về thời gian.
Bà Lan Phương nói: “Đến lúc chọn thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát cho phòng vệ sinh và hệ thống đèn trong nhà thì tôi thật sự bị ngợp. Tôi bị ngợp giữa cả trăm mẫu gạch, trăm loại giá và rất nhiều lời khuyên của người bán, của thợ, lời khuyên nào cũng có vẻ có lý. Sáng chọn gạch màu xanh, trưa đổi sang màu hồng, chiều tối lại thấy màu nâu mới hay. Có những lúc tôi phải quyết để cho công việc xong. Bây giờ nhìn lại, thấy phòng vệ sinh nhà mình tốn rất nhiều tiền mà lại không đẹp và bất hợp lý nữa. Chẳng lẽ lại đục lên làm lại?”.

Phải biết rõ tiến độ
Đó là một trong những khó khăn mà các chủ nhà thường gặp phải khi xây nhà. Cũng có những chủ nhà có kinh nghiệm hơn hoặc gặp được người tư vấn rành việc nên biết xử lý công việc trong giai đoạn hoàn thiện. Ông Ngô Đăng Cường, chủ nhà số 100 Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình kể: “Lúc mới đào móng xây nhà, đổ tấm, ngày nào qua công trường cũng thấy thay đổi, ngôi nhà thành hình dần, thấy công việc rất chạy. Khi ngôi nhà đã xong phần thô, bước vào hoàn thiện lại thấy công việc như chậm hẳn lại vì ngày nào ghé công trường cũng thấy ngôi nhà vẫn có nhiêu đó. Thế là sốt ruột sinh lo lắng, muốn điều chỉnh!
Thực ra, theo tôi, để không bị ảnh hưởng bởi tâm lý này, cần nắm vững tiến độ. Nghĩa là chủ nhà phải có một bảng liệt kê công việc theo thời gian cho rõ ràng, ngày này tuần này ngôi nhà phải làm đến đâu. Từ đó, biết trước việc mình phải làm. Nắm vững được cái này thì sẽ biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, đỡ rối. Thường thường vào cuối năm, nhiều khi thợ thầu cùng giục đẩy nhanh tiến độ, ai cũng muốn phần việc mình nhanh xong, nếu mình không nắm được tiến độ là chồng chéo lên nhau liền”.
Ví dụ mà ông Cường đưa ra là sơn nước, làm lan can, bông cửa và lát gạch. Ông yêu cầu sơn nước làm dứt điểm việc trét ma tít, sơn lót, sơn phủ. Thợ sắt cũng phải hoàn chỉnh việc hàn, sơn lót sơn phủ bông cửa. Sau đó mới lót gạch. Lót xong, thợ sơn chỉ còn việc sơn giặm, hạn chế việc dùng giàn giáo. Ông rút kinh nghiệm này ở nhà một người quen, trong lúc đợi thợ sắt, thợ sơn vì bản thân thợ cuối năm phải làm nhiều công trình, ông thầu đòi cho bên hồ lát gạch trước. Lát xong, thợ sơn vào bắc giàn giáo, thợ sắt vào hàn. Dù cẩn thận đến mấy, sàn gạch cũng bị hư ít viên.
Cần tích cực trao đổi với thầu
Ông Ngô Phước Minh, chủ nhà số 164/16 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8 Phú Nhuận thì chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi làm nhà có kiến trúc sư tư vấn lại khoán gọn từ A đến Z. Dù vậy, là chủ nhà tôi vẫn phải theo dõi công trình và làm những phần việc của chủ nhà đặc biệt là lúc hoàn thiện. Trong khâu hoàn thiện, có ngày có đến cả mấy chục thợ vào làm việc trong nhà mình mà vẫn không thấy rối. Về chuyện vật tư, dù đã khoán, trong hợp đồng có ghi rõ chủng loại vật tư, giá cả nhưng trước ngày thi công, vẫn phải xem tận mắt mẫu gạch, mẫu thiết bị vệ sinh… xem có phù hợp hay không để còn đổi kịp trước lúc giao”.
Ông Minh nói thêm: “cái quan trọng với tôi là bố trí phòng, mình phải trao đổi với kiến trúc sư để biết trước công việc, để đến khi thi công không phải sửa đổi. Ví dụ như phải hình dung giường nằm ở đâu, công tắc điện ở đâu, chỗ nào cần giắc cắm cho điện thoại, cho máy tính nối mạng… Quá trình trao đổi với kiến trúc sư có thể có ý kiến khác nhau, phải xét kỹ theo ý mình nhưng khi gút, nên nghe theo người có chuyên môn vì mình tuy gọi là có kinh nghiệm cũng chỉ xây vài ba căn nhà, đâu thể nào bằng người chuyên đi xây nhà và đã xây đến hàng trăm căn”.

Các bài viết liên quan

Hiểu biết cơ bản để xây nhà không bị “sự cố”


CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.- Ngày 12-6, ô văng phía trước tầng 4 của một căn nhà đang xây tại khu quy hoạch Bình Phú, quận 6 -TPHCM bất ngờ đổ sụp trong lúc công nhân đang đổ bê tông làm chết một công nhân. Hơn một tháng trước đó, ngày 8-5, hai căn nhà 7 và 8 tầng tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn đang trong giai đoạn hoàn tất cũng sụp đổ tan tành gây chấn động dư luận... Chất lượng các công trình xây dựng đang rất đáng lo ngại, nhất là dạng nhà ở đơn lẻ

Một số điều nên làm khi xây nhà

- Khi xây nhà lầu nên có thiết kế xây dựng đầy đủ. Vừa chủ động vật tư, thuận lợi cho đơn vị thi công, vừa dễ giám sát. Đối với các căn nhà từ 4 tầng trở lên nên thực hiện khoan địa chất. Khu vực nền đất yếu nên ép cọc bê tông thay cừ tràm.

- Thuê mướn nhà thầu có pháp nhân để được bảo hành, có điều kiện thuận lợi để giải quyết sự cố phát sinh nếu có. Hợp đồng cần chặt chẽ, chi tiết, trách nhiệm của các bên phải rõ ràng.

- Nếu chủ nhà không am hiểu về xây dựng nên thuê mướn kỹ sư xây dựng giám sát công trình. Với các công trình có giá trị lớn, nên có bước kiểm tra thiết kế để tránh trường hợp có thể sai sót.

- Không nên rút ngắn giai đoạn thi công vì nếu không đủ thời gian bảo dưỡng chất lượng bê tông, tường xây.. mà chỉ đề cập đến một số vấn đề thực trạng xây dựng hiện đang gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình làm nhiều căn nhà mới xây đã bị rạn nứt, nghiêng lún, thậm chí sụp đổ hoặc nhẹ hơn, tuổi thọ công trình giảm nhằm cung cấp thêm một số thông tin để bạn đọc có thể tham khảo.

Làm ẩu, bỏ các công đoạn

Theo các nhà chuyên môn về xây dựng, có rất nhiều nguyên nhân làm cho công trình xây dựng kém chất lượng. Nhưng nổi cộm nhất là tình trạng làm ẩu, bỏ qua các công đoạn trong khâu khảo sát, thiết kế, thi công; sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng kém.

Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ hiện nay, chủ đầu tư (chủ nhà) thường thuê mướn các nhà thầu xây dựng bằng hình thức bao thầu trọn gói cả vật tư và thi công hoặc khoán gọn phần thi công. Để tiết kiệm chi phí (thường chiếm khoảng 3% giá trị công trình), hầu hết công trình đều bỏ qua giai đoạn khảo sát, thiết kế mà chỉ thực hiện việc thi công dựa trên kinh nghiệm của nhà thầu hoặc dựa trên một phác thảo đơn giản. Thạc sĩ Phạm Anh Tuấn, Trưởng Phòng Kế hoạch Kinh doanh Công ty Kiểm định Xây dựng Sài Gòn, cho biết: Kinh nghiệm trong xây dựng là rất quý giá song nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm thì khi gặp tình huống bất ngờ như nền đất quá yếu, gặp túi bùn, túi rác... dưới nền móng mà không khảo sát trước sẽ dễ gặp sự cố. Vì trong hệ thống móng, chỉ cần một vị trí lún không đều, chỉ lún vài phân là tường đã nứt xé, còn nếu lún nhiều hơn sẽ bị gãy nứt bê tông, nghiêng lún căn nhà.


Coi chừng thầu, thợ tay ngang

Về vấn đề thi công, do xây dựng đang là lĩnh vực “dễ ăn” nên hiện tượng “dân tay ngang” nhảy vào làm thầu xây dựng ngày càng nhiều. Công trình nhiều nên một nhà thầu cùng lúc nhận 5-7 công trình là thường. Và vì vậy đội ngũ thầy thợ phải san sẻ ra các công trình. Thiếu lao động đến đâu thì thuê đến đó. Người biết nhiều thì chỉ cho ngư. sẽ không đảm bảo.
Trong bài viết này chúng tôi không bàn về nguyên nhân các vụ nhà bị sụp đổời biết ít, người chưa biết học lóm dăm ba ngày là nhào vô xây trát, đóng cốp-pha như thường. Cai đội (người trực tiếp điều hành công việc thi công) vốn đang thiếu trầm trọng nên cứ thế chạy từ công trình này sang công trình khác, không còn có điều kiện sâu sát để kịp thời xử lý các tình huống... Ông Nguyễn An Hòa, phường Bình Thuận, quận 7, người vừa xây xong căn nhà, tâm sự: “Chỉ khi nhà xây xong tôi mới yên tâm được phần nào. Còn hơn 6 tháng chứng kiến cảnh thợ thuyền xây trát cứ xây xẩm cả mặt mày”.

Do tình trạng sử dụng lao động thiếu tay nghề ngày càng nhiều nên tình trạng làm ẩu, làm sai... đang rất phổ biến. Một nhà chuyên môn về xây dựng cho biết chỉ ngó qua một công trình cũng thấy vô số lỗi kỹ thuật trong khi thi công có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình như tình trạng thiếu sắt (sắt ít, không đúng kích cỡ, khoảng cách...), đặt thép sai (âm thành dương); gạch xây ngang một lèo suốt cả bức tường từ trên xuống dưới mà kết quả là tường sẽ bị gãy nứt về sau...

Ngoài việc thi công ẩu, không đúng kỹ thuật, nhiều nhà thầu hiện cũng rất dễ dãi chiều theo yêu cầu “phát sinh” của chủ công trình như xây thêm tường, cơi nới thêm lầu... bất chấp có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay không miễn là chủ nhà thỏa mãn, nhà thầu được tính thêm tiền phát sinh.

Nạn ăn chặn và sử dụng vật liệu kém chất lượng

Đây là vấn đề chủ nhà cần đặc biệt quan tâm, nhất là các trường hợp nhà thầu nhận bao trọn gói. “Mánh” phổ biến của các nhà thầu một mặt là ăn bớt khối lượng một số loại vật tư như sắt thép, xi măng; mặt khác (phổ biến hơn) là sử dụng vật tư rẻ tiền như thép tổ hợp; xi măng giả, thiếu; gạch, sơn loại rẻ tiền... với chủ trương mỗi loại “ăn” một ít kiểu “góp gió thành bão”, vừa được bộn tiền lại dễ qua mặt chủ nhà. Chẳng hạn, chỉ cần sử dụng sắt thép tổ hợp thay thế hàng của các nhà máy công nghiệp thì nhà thầu đã có thể ăn bớt 15 - 20% chi phí mua sắt thép.

Ông Phan Văn Chính, Phó Phòng Kỹ thuật Công ty Thép Miền Nam, cho biết: Quy trình sản xuất thép của các nhà máy công nghiệp rất nghiêm ngặt, từ khâu luyện đến khâu cán kéo để có mác thép riêng tương ứng với các thành phần hóa học thích hợp... Đối với thép tổ hợp, ngoài việc sử dụng nguyên liệu là sắt phế liệu phức tạp lại chỉ tôi luyện trong loại lò đơn giản với khối lượng chỉ 200 - 500 kg/lần, không có thiết bị kiểm soát thành phần chất lượng nên sản phẩm có nhiều tạp chất, chịu lực kém và không đều, nhanh rỉ sét, không đúng chuẩn (do thiếu thiết bị định chuẩn và chủ trương bớt xén nguyên liệu nhằm hạ giá thành)... Kết quả là... công trình lãnh đủ.